Home / Việc Làm Vui / Cách giải bài tập Hóa lớp 12 Bài Phương pháp giải bài tập điện phân muối

Cách giải bài tập Hóa lớp 12 Bài Phương pháp giải bài tập điện phân muối

Bài tập điện phân một muối

Phương pháp giải

– Sử dụng công thức Faraday: m=A.I.tn.F hay n=I.tF

Trong đó:

+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)

+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực

+ n: số electron trao đổi ở điện cực

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ t: thời gian điện phân (s)

+ F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈  96500 C.mol-1)

– Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào 

 mdung dịch sau điện phân = mdung dịch trước điện phân – mkết tủa + m khí

– Độ giảm khối lượng của dung dịch: Δm = mkết tủa + mkhí

– Khi điện phân các dung dịch: hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…), axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,…) và muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,…) → Thực tế là điện phân H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot).

– Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt hay điện cực than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực.

C + O2 → CO2

2C + O2 → 2CO 

Bài tập điện phân hỗn hợp muối

Phương pháp giải

– Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào

mdung dịch sau điện phân = mdung dịch trước điện phân – (mkết tủa + mkhí)

– Độ giảm khối lượng của dung dịch: ∆m = mkết tủa + mkhí

– Khi điện phân các dung dịch:

+ Hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…)

+ Axit có oxi (HNO3, H2SO4,…)

+ Muối tạo bởi axit có oxi và bazơ mạnh (KNO3, Na2SO4,…)

=> Thực tế là điện phân H2O thu được Hở catot và O2 ở anot.

– Viết phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng thứ tự, không cần viết phương trình điện phân tổng quát.

– Với các bài tập điện phân chéo, có thể sử dụng phương trình điện phân tổng quát để tính toán.

– Công thức Faraday: m=A.I.tn.F

– Nếu đề bàI cho I và t thì trước hết tính số mol e trao đổi ở từng điện cực: ne trao đổi =I.tF

=> Dựa vào thứ tự điện phân, so sánh tổng số mol electron nhường hoặc nhận với ne trao đổi để biết mức độ điện phân xảy ra. Ví dụ để dự đoán xem cation kim loại có bị khử hết không hay H2O bị điện phân ở điện cực nào.

=> Sử dụng bảo toàn e để giải bài toán.

– Nếu đề bài cho lượng khí thoát ra ở điện cực hoặc sự thay đổi về khối lượng dung dịch,… thì dựa vào các bán phản ứng để tính số mol electron thu hoặc nhường ở mỗi điện cực (e trao đổi).

– Nếu đề bào yêu cầu tính điện lượng cần cho quá trình điện phân thì áp dụng công thức:

Q = I.t = ne.F

– Có thể so sánh thời gian t’ (hoặc n’e trao đổi) cần điện phân hết một lượng ion mà đề bài đã cho rồi so sánh với thời gian t trong đề bài. Nếu t’ < t (hoặc n’e trao đổi < ne) thì lượng ion đó đã bị điện phân hết còn nếu t’ > t thì lượng ion đó chưa bị điện phân hết. 

Trung tâm tiếng Anh online HocHay: https://hochay.com/hoa-lop12/hoa-lop-12-chuong-5-bai-7-phuong-phap-giai-bai-tap-dien-phan-muoi-hochay-844.html

#HocHay #hocgioihoa12 #hoalop12 #hochoalop12 #ontaphoalop12 #baitaphoalop12 #huongdangiaibaitaphoa12 #giaibaitaphoalop12 #lythuyethoalop12 #thanhhuyenhochay #VietNam

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Thanh Huyền Học Hay

Check Also

Bổ sung kho từ vựng tiếng Anh chủ đề về đại dịch Corona – HocHay

Audio Từ vựng tiếng Anh về đại dịch Corona Dịch viêm đường hô hấp cấp …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *